[DẠY CON]

Ads

LATEST NEWS

Tuesday, November 5, 2019

[DẠY CON]



🔥Nguyễn Hiến Lê - Dạy con theo lối mới:

"Nghệ thuật chiến tranh dù tiến mạnh tới bực nào, cũng không làm cho chúng ta tởm bằng cái nghệ thuật độc tài. Vài ngàn trái bom làm tiêu diệt cả nhân loại trong nháy mắt, kể cũng đáng ghê thật, nhưng ai nấy đều chết thì là hết, có gì mà lo buồn? Chứ hành động của một bọn bắt hàng chục hàng trăm triệu người phải theo đường lối của mình, chẳng kể phải trái, hễ không phục tòng thì đầy, thì chém, thì bắn, thì cho vào lò thiêu, vào phòng điện..., những hành động đó mới thực đáng kinh. Chiến tranh chỉ giết người, chính sách độc tài mới làm con người thành nô lệ. Mà nghệ thuật độc tài từ đầu thế kỷ đến nay, tiến một cách mãnh liệt phi thường, đến nỗi Tần Thủy Hoàng có sống lại mà coi bọn phát xít trị "dân", tất cũng phải xanh mặt và than: "Ôi! Hậu sinh khả úy." Hitler, Mussolini đã chết, nhưng cái nòi độc tài đâu đã tuyệt hẳn? Từ đông qua tây, biết bao người vẫn lăm lăm nắm cơ hội để nối gót hai hung thần ấy. Chính đó mới là mỗi nguy của nhân loại. Dù da trắng hay da vàng, da đen hay da đỏ, chúng ta đều có thể nhất đán thành nô lệ hết, có tai mà không dám nghe, có miệng mà không dám nói, và cứ phải nhẫn nhục cúi đầu, vâng vâng dạ dạ để một nhóm người sai khiến.

Trước cái nguy đó, nhiều nhà tư tưởng tỏ vẻ thúc thủ, và chỉ còn trông mong ở thế hệ sau tức như ông Arnold Gesell, là một. Nhà bác học nổi danh ở Huê Kỳ, chuyên tâm nghiên cứu trẻ em ấy đã viết trong bài tựa cuốn "Infant from 5 to 10": "Tuổi thơ là hy vọng độc nhất còn lại cho nhân loại". Ông cho rằng muốn có một chế độ thực sự tự do và dân chủ thì phải sửa đổi nền giáo dục trước hết. Không phải cứ tuyên ngôn tự do mà nhân loại được tự do; cũng không phải cứ san phẳng giai cấp mà nhân loại được bình đẳng, cũng không phải cứ hô hào bác ái mà nhân loại bác ái. Con người có được dạy dỗ, đào tạo ngay từ hồi nhỏ theo những phương pháp tự do, bình đẳng, bác ái, có được thấm nhuần không khí tự do, bình đẳng, bác ái trong ít nhất là năm ba thế hệ liên tiếp rồi mới có thể hành động theo quy tắc tự do, bình đẳng, bác ái được. Nghĩa là vấn đề giáo dục quan trọng nhất. Ta không thể mong con ta thành những người chỉ huy trọng tự do, bình đẳng, bác ái nếu ta dùng phương pháp độc đoán để nhồi nặn chúng, bài chúng hoan hô những kẻ chúng khinh bỉ, và ngày ngày tụng những lời thù oán và gây hấn."

🔥Krishnamurti -- Education and the Significance of Life, Danny Việt dịch:

"Nền giáo dục chân chính không lệ thuộc vào qui tắc cai trị của từng chính quyền hoặc cung cách điều hành của từng hệ thống chính trị, mà nó nằm trong tay của chính chúng ta, trong tay các bậc cha mẹ và các bậc thầy, cô giáo.
Nếu các bậc cha mẹ mà chăm sóc đời sống tinh thần của con cái một cách chu đáo thì họ đã xây dựng một xã hội đổi mới. Nhưng căn bản là phần đông chẳng quan tâm, cho nên họ chẳng dành thời giờ cho chuyện tối quan trọng này. Họ có thời giờ để lo chuyện kiếm tiền, để giải trí, để tham dự lễ lạc, cúng kiếng, nhưng không có thời giờ để suy tính, cân nhắc coi thế nào là một nền giáo dục đúng đắn cho con cái họ. Thực tế là phần lớn dân chúng không muốn đối diện với vấn nạn này. Đối diện với vấn nạn này có nghĩa là họ phải dẹp bớt những thú vui, những trò tiêu khiển, và chắc chắn là họ chẳng muốn làm những chuyện đó. Cho nên họ gửi con đến trường, nơi mà nhà giáo cũng chẳng quan tâm đến chúng nhiều hơn cha mẹ chúng. Tại sao nhà giáo phải quan tâm nhỉ? Đối với họ, dậy học chỉ là một nghề, một cách kiếm tiền!

Thế giới mà chúng ta tạo ra đây sao mà hời hợt, giả tạo, xấu xí, nếu nhìn vào phía sau bức màn. Chúng ta trang hoàng bức màn, hy vọng mọi sự rồi cũng sẽ coi được, rồi cũng sẽ đâu vào đấy thôi!"

---+++---

Cái thời sinh con ra rồi chỉ cần lo cho nó đủ ăn no, đủ mặc ấm có lẽ đã qua rồi. Dạy con cho "đàng hoàng" cũng là một việc để đóng góp cho xã hội. Những ai hay nói rằng mình chẳng thể làm gì với những nhiễu nhương, bất công và ngu dốt hay suy thoái của xã hội, thì cũng có thể nghĩ đến trách nhiệm này, như một việc có thể làm, để đóng góp, vượt ra khỏi tầm mức gia đình, là cho xã hội, một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai. Nếu mình không biết dạy thế nào, thì cứ học theo những người "biết" là được, đừng nghe theo bọn coi "trí thức như cục phân" hay gọi một giáo sư tầm quốc tế là "con trâu giỏi làm toán" để biến con mình thành công cụ cho kẻ khác. Cũng đừng quên để mắt đến cách những người khác cũng đang dạy con mình nữa!
[DẠY CON]
  • Facebook Comments
  • Blogger Comments

0 comments :

Post a Comment

Top